Our Blogs

TIN CÔNG NGHỆ

Thiệt hại của doanh nghiệp khi OEE không được tối ưu hóa

OEE (Hiệu quả Thiết bị Tổng thể) là một phương pháp được tạo ra để thể hiện mức độ hiệu quả của máy móc theo tỷ lệ phần trăm dựa vào các yếu tố thời gian, chất lượng và tốc độ vận hành của thiết bị.

Một số thiệt hại có thể xảy ra nếu không tối ưu OEE

Hiện nay, OEE đóng một vai trò rất lớn trong quy trình sản xuất của các nhà máy, mang lại nhiều lợi ích cho họ. Mặt khác, khi các thông số OEE không được theo dõi và cải thiện – tức là Hiệu quả thiết bị tổng thể không được tối ưu, sẽ gây ra một số thiệt hại cho doanh nghiệp. Sau đây là một vài ví dụ:

Giảm năng suất sản xuất

OEE giúp các ngành sản xuất nhiều hơn mà không cần đầu tư vào năng lực sản xuất mới. Nó thực hiện điều này bằng cách giảm thời gian ngừng hoạt động, giảm thiểu thời gian thiết lập và cải thiện hiệu suất của người vận hành. Khi chỉ số OEE thấp, điều đó chứng tỏ các thiết bị và cơ sở vật chất hiện có chưa được vận hành một cách hiệu quả, dẫn đến tăng downtime, tăng thời gian thiết lập và năng suất sản xuất giảm

Tăng chi phí 

Hiệu suất thiết bị thấp khiến năng suất sản xuất bị giảm dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận, đồng thời làm tăng chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm (vì khi các thiết bị hoạt động không hiệu quả sẽ cần nhiều thời gian hơn để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm, thời gian vận hành tăng kéo theo chi phí nhân công, chi phí năng lượng và bảo trì cũng sẽ tăng theo).

Lỗi sản xuất

Lỗi sản xuất có thể xảy ra khi các thiết bị hoạt động không ổn định. Sản phẩm bị lỗi khi bán ra thị trường có thể gây tổn hại lớn đến hình ảnh doanh nghiệp, song song với đó cũng khiến các doanh nghiệp phải chịu một khoản chi phí để thu hồi và xử lý các sản phẩm lỗi này.

Giảm khả năng cạnh tranh

Thị trường ngày càng cạnh tranh, nhu cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng ngày càng cao. Các hoạt động trong nhà máy không được tối ưu khiến chất lượng sản phẩm giảm và chi phí sản phẩm đến tay khách hàng tăng. Đây cũng chính là các yếu tố khiến khả năng cạnh tranh trên thị trường bị giảm sút.

Cách cải thiện OEE trong nhà máy sản xuất

1. Ưu tiên tài sản sản xuất quan trọng

Khi đo lường các tiêu chuẩn OEE tại nhà máy sản xuất của mình, nên tập trung vào các tài sản quan trọng đối với doanh nghiệp. Lựa chọn các thiết bị, máy móc hoặc quy trình nào phù hợp nhất để tính toán và cải thiện OEE, sau đó ưu tiên các giải pháp cụ thể.

Quá trình sản xuất từ đầu đến cuối có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề với các tài sản này, làm chậm quá trình và tạo ra sản phẩm kém chất lượng. Do đó, sau khi xác định và ưu tiên các thiết bị máy móc quan trọng cần cải thiện OEE. Bạn sẽ có thể thực hiện suôn sẻ quá trình sản xuất, chi phí sửa chữa giảm, tăng chất lượng và sản lượng.

2. Hiểu các thành phần OEE

Tiếp theo, bạn cần hiểu các thành phần tạo nên chỉ số OEE. Doanh nghiệp cần phải kiểm tra tất cả các khía cạnh trong quá trình sản xuất của mình, bao gồm cả hiệu suất hoạt động, tính khả dụng của máy móc và chất lượng sản phẩm được sản xuất,..

Ví dụ, khi máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm không đáp ứng chất lượng, hãy tìm hiểu vấn đề, như việc nhập kho các nguồn nguyên liệu, chất lượng máy móc, các quy trình liên quan,…

3. Tập trung vào Công thức OEE Phù hợp với Doanh nghiệp của Bạn

Các phép đo OEE không phải lúc nào cũng giống nhau ở mỗi doanh nghiệp sản xuất hoặc đối với các máy móc và dây chuyền sản xuất có liên quan.

Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, chất lượng có lẽ là thước đo quan trọng nhất, còn hiệu suất máy có thể không quan trọng bằng. Hoặc ngược lại, hiệu suất có thể là yếu tố hàng đầu, trong khi một vài lỗi nhỏ không quá quan trọng khi bạn sản xuất hàng loạt.

4. Kết nối OEE với Hệ thống ERP Sản xuất

Hệ thống ERP Sản xuất có thể giúp nhà máy cải thiện hiệu suất của máy móc và thiết bị sản xuất thông qua lập kế hoạch và dự báo, theo dõi và kiểm tra hàng tồn kho, báo cáo sử dụng tài sản và lập lịch bảo trì tự động.

ERP có thể giúp doanh nghiệp: quản lý nguyên liệu thô, WIP, và hàng hóa thành phẩm, cho đến việc theo dõi các đơn hàng vận chuyển cho khách hàng.

5. Sử dụng Internet of Things

Thông qua các cảm biến trên IoT, doanh nghiệp có thể tìm hiểu điều gì đang xảy ra với máy móc và thiết bị của mình bất cứ lúc nào. Đây là một chiến lược hiệu quả để phát hiện trước các vấn đề.

6. Thực hiện bảo trì phòng ngừa định kỳ

Với dữ liệu thời gian thực, bạn có thể thực hiện các hành động cần thiết ngay lập tức. Do đó, bạn không cần phải đợi cho đến khi hiệu suất máy của bạn giảm hoặc cho đến khi xảy ra thời gian ngừng hoạt động do máy móc bị hư hỏng, điều làm gián đoạn quá trình sản xuất của nhà máy.

7. Xây dựng một môi trường sản xuất đạt tiêu chuẩn

Bụi, khói, nhiệt độ, độ ẩm, rung động của tòa nhà, luồng không khí, mức độ ánh sáng và các điều kiện khác có thể ảnh hưởng đến tài sản sản xuất của doanh nghiệp. Do đó xây dựng một môi trường sản xuất đạt tiêu chuẩn là rất cần thiết.

 

Cách cải thiện OEE trong nhà máy sản xuất

1. Ưu tiên tài sản sản xuất quan trọng

Khi đo lường các tiêu chuẩn OEE tại nhà máy sản xuất của mình, nên tập trung vào các tài sản quan trọng đối với doanh nghiệp. Lựa chọn các thiết bị, máy móc hoặc quy trình nào phù hợp nhất để tính toán và cải thiện OEE, sau đó ưu tiên các giải pháp cụ thể.

Quá trình sản xuất từ đầu đến cuối có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề với các tài sản này, làm chậm quá trình và tạo ra sản phẩm kém chất lượng. Do đó, sau khi xác định và ưu tiên các thiết bị máy móc quan trọng cần cải thiện OEE. Bạn sẽ có thể thực hiện suôn sẻ quá trình sản xuất, chi phí sửa chữa giảm, tăng chất lượng và sản lượng.

2. Hiểu các thành phần OEE

Tiếp theo, bạn cần hiểu các thành phần tạo nên chỉ số OEE. Doanh nghiệp cần phải kiểm tra tất cả các khía cạnh trong quá trình sản xuất của mình, bao gồm cả hiệu suất hoạt động, tính khả dụng của máy móc và chất lượng sản phẩm được sản xuất,..

Ví dụ, khi máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm không đáp ứng chất lượng, hãy tìm hiểu vấn đề, như việc nhập kho các nguồn nguyên liệu, chất lượng máy móc, các quy trình liên quan,…

3. Tập trung vào Công thức OEE Phù hợp với Doanh nghiệp của Bạn

Các phép đo OEE không phải lúc nào cũng giống nhau ở mỗi doanh nghiệp sản xuất hoặc đối với các máy móc và dây chuyền sản xuất có liên quan.

Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, chất lượng có lẽ là thước đo quan trọng nhất, còn hiệu suất máy có thể không quan trọng bằng. Hoặc ngược lại, hiệu suất có thể là yếu tố hàng đầu, trong khi một vài lỗi nhỏ không quá quan trọng khi bạn sản xuất hàng loạt.

4. Kết nối OEE với Hệ thống ERP Sản xuất

Hệ thống ERP Sản xuất có thể giúp nhà máy cải thiện hiệu suất của máy móc và thiết bị sản xuất thông qua lập kế hoạch và dự báo, theo dõi và kiểm tra hàng tồn kho, báo cáo sử dụng tài sản và lập lịch bảo trì tự động.

ERP có thể giúp doanh nghiệp: quản lý nguyên liệu thô, WIP, và hàng hóa thành phẩm, cho đến việc theo dõi các đơn hàng vận chuyển cho khách hàng.

5. Sử dụng Internet of Things

Thông qua các cảm biến trên IoT, doanh nghiệp có thể tìm hiểu điều gì đang xảy ra với máy móc và thiết bị của mình bất cứ lúc nào. Đây là một chiến lược hiệu quả để phát hiện trước các vấn đề.

6. Thực hiện bảo trì phòng ngừa định kỳ

Với dữ liệu thời gian thực, bạn có thể thực hiện các hành động cần thiết ngay lập tức. Do đó, bạn không cần phải đợi cho đến khi hiệu suất máy của bạn giảm hoặc cho đến khi xảy ra thời gian ngừng hoạt động do máy móc bị hư hỏng, điều làm gián đoạn quá trình sản xuất của nhà máy.

7. Xây dựng một môi trường sản xuất đạt tiêu chuẩn

Bụi, khói, nhiệt độ, độ ẩm, rung động của tòa nhà, luồng không khí, mức độ ánh sáng và các điều kiện khác có thể ảnh hưởng đến tài sản sản xuất của doanh nghiệp. Do đó xây dựng một môi trường sản xuất đạt tiêu chuẩn là rất cần thiết.

 

Cải thiện Hiệu suất thiết bị với Arcstone OEE

Một cách cải thiện hiệu suất thiết bị tối ưu nhất đó là thông qua giải pháp Arcstone OEE, với các khả năng chính là :Tổng quan và Cấu hình toàn bộ tài sản​, tích hợp nhiều phần cứng, giám sát OEE so với mục tiêu, trực quan hóa và báo cáo dữ liệu theo thời gian thực.

Thấu hiểu những vấn đề mà các doanh nghiệp sản xuất đang phải đối mặt, Arcstone OEE chính là sự lựa chọn hoàn hảo giúp mang lại khả năng đo lường năng suất và hỗ trợ cải tiến quy trình sản xuất.

Nếu Quý khách có thêm thắc mắc nào khác về các giải pháp hoặc cần sắp xếp trình bày chi tiết hơn, vui lòng gửi email đến info@avenue-net.com hoặc liên hệ Ms Lê Bảo Kim – Sales & Marketing Manager – 0918 178 187.
Streamline your operations with IBM Maximo

Streamline your operations with IBM Maximo

IBM Maximo enterprise asset management software helps you make smarter decisions about asset management by augmenting IoT data with powerful cognitive insights driven by AI. IBM Maximo EAM provides..

read more