Our Blogs
TIN CÔNG NGHỆ
LIÊN KẾT
Hiệp định thương mại: Cơ hội và thách thức cho các nhà sản xuất
Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) tính đến thời điểm hiện tại. Sự ra đời của các FTA và FTA thế hệ mới là xu hướng tất yếu nếu các nước (trong đó có Việt Nam) muốn phát triển bền vững trong tương lai. Thuật ngữ “Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới” được sử dụng để nói đến các FTA với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ. Việc tham gia ký kết các hiệp định FTA “Thế hệ mới” đã mang lại một số tác động tích cực lẫn tiêu cực cho các doanh nghiệp sản xuất, đồng thời cũng tạo ra một số cơ hội và thách thức cho họ.
FTA thế hệ mới mang lại cơ hội gì cho doanh nghiệp
Ngoài việc Việt Nam sẽ có khả năng thu hút đầu tư từ các tập đoàn, nhà đầu tư lớn của các nước châu Âu, nền kinh tế nước ta cũng được dự báo sẽ thay đổi từ sản xuất xuất khẩu các sản phẩm thô sơ và thủ công qua chế biến công nghệ cao, chế biến tinh với giá trị gia tăng cao. Khả năng cao trong thời gian tới, cơ cấu xuất khẩu của nước ta sẽ thay đổi.
FTA thế hệ mới xóa bỏ phần lớn thuế quan về hàng hóa giữa Việt Nam và nước ngoài đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cạnh tranh về giá với các đối thủ quốc tế.
Không những thế, hiệp định thương mại thế hệ mới sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau, sẽ không còn hiện tượng lệ thuộc vào một thị trường cụ thể, rủi ro kinh doanh thương mại khi thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng giảm một cách đáng kể. Các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường tốt hơn, với mức thuế suất thấp hơn so với các nước Canada, Mexico, Chile và Peru – những nước mà hiện Việt Nam chưa ký kết FTA, hiệp định thương mại song phương.
Thách thức từ hiệp định thương mại thế hệ mới
Bên cạnh những mặt tích cực mà các FTA mang lại thì, hiệp định thương mại thế hệ mới cũng đem đến một số khó khăn, điển hình như là tăng sức ép cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu. Ngoài ra, khi sự cạnh tranh tăng có thế khiến một số doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam), các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất lạc hậu gặp khó khăn.
Các chính sách thương mại từ FTA khắt khe hơn về hàng rào kỹ thuật; hệ thống vệ sinh và kiểm dịch thực vật sẽ là một rào cản cho hàng hóa Việt Nam khi thâm nhập thị trường các nước đối tác FTA.
Để tối ưu hóa lợi thế, hạn chế những bất lợi từ FTA, cần thiết thực hiện những giải pháp giúp tăng năng lực sản xuất cho doanh nghiệp và nâng cao phát triển cho các doanh nghiệp.
Lựa chọn truy xuất nguồn gốc cùng Arcstone MES trong thời đại “thương mại tự do thế hệ mới”
Arcstone MES là một hệ thống quản lý sản xuất (MES) giúp các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Arcstone MES có thể giúp các doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ, ngăn ngừa lỗi, nâng cao chất lượng sản phẩm và đồng bộ hóa các hoạt động sản xuất. Điều này có thể dẫn đến kết quả ít rủi ro hơn, chất lượng cao hơn, làm hài lòng khách hàng và lợi nhuận tốt hơn.
Với bộ công cụ toàn diện, Arcstone MES được xem như chiếc chìa khóa mang đến thành công cho các doanh nghiệp sản xuất trong thời đại “Thương mại tự do thế hệ mới” hiện nay.
Khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới được ký kết, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều mối lo ngại xoay quanh các vấn đề về hàng rào kỹ thuật, hệ thống vệ sinh và kiểm dịch…Tuy vậy, tất cả các thách thức đó đều không phải là vấn đề nếu doanh nghiệp lựa chọn Arcstone MES.
- Lập kế hoạch sản xuất có tính đến khả năng sẵn có của tài nguyên để đảm bảo rằng tất cả các công việc được hoàn thành đúng thời hạn và với chi phí tối thiểu.
- Quản lý kho: theo dõi và quản lý hàng trong kho của doanh nghiệp dựa theo thời gian thực, và quản lý khả năng truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối vòng đời sản phẩm.
- Giám sát sản xuất: Quản lý sản xuất tốt có thể giúp doanh nghiệp cải thiện OEE của mình bằng cách giảm thời gian chết, tăng hiệu suất và cải thiện chất lượng. Điều này có thể dẫn đến giảm chi phí, cải thiện dịch vụ khách hàng và tăng lợi nhuận.
Với bộ công cụ bao gồm:
- Lên Kế Hoạch Sản Xuất: Lên lịch, tạo quy trình làm việc, tạo hoạt động sản xuất và phân bổ tài nguyên
- Truy Xuất Nguồn Gốc Hàng Tồn Kho: Bộ công cụ quản lý hàng tồn kho với mã vạch tích hợp và RFID để theo dõi nguyên vật liệu
- Quản lý tầng nhà máy: Khả năng hiển thị thời gian thực của sàn sản xuất. Theo dõi và giám sát tiến độ và hiệu suất.
- Tích Hợp Máy Cảnh Báo Với Thời Gian Thực: Kết nối thời gian thực để theo dõi hiệu suất và cảnh báo
- Trực Quan Hóa Dữ Liệu Thông Tin: Giám sát sản xuất trong thời gian thực cũng như xem lại kết quả lịch trình đã lưu trữ