Our Blogs
TIN CÔNG NGHỆ
LIÊN KẾT
Thực trạng các thiết bị máy móc trong doanh nghiệp hiện nay và cách cải thiện
Các máy móc, thiết bị là những thành phần không thể thiếu trong sản xuất. Khái niệm máy móc, thiết bị chỉ các tài sản hữu hình phục vụ trong việc tạo thu nhập cho chủ sở hữu, nó bao gồm các yếu tố động cơ, điện, điện tử… hợp thành với nhau. Bài viết sau đây sẽ nêu rõ thực trạng các thiết bị máy móc trong doanh nghiệp, đồng thời nêu ra giải pháp để khắc phục các tình trạng đó.
Thực trạng máy móc hiện nay trong các doanh nghiệp
Máy móc, thiết bị có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất lao động, thay thế lao động thủ công và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh… Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp vẫn còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn liên quan đến các tài sản, trang thiết bị máy móc.
Máy móc cũ nát, hỏng hóc
Tại các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta, tình trạng máy móc cũ nát, chắp vá rất phổ biến. Độ chính xác của thiết bị, chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng không kém bởi điều này.
Sử dụng các thiết bị, máy móc quá cũ nát khiến doanh nghiệp tiêu hao rất nhiều chi phí cho điện năng và nhiên liệu đốt cháy động cơ, tình hình tài chính doanh nghiệp cũng từ đó bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc đổi mới thiết bị và áp dụng các biện pháp quản lý, bảo trì, nâng cấp tài sản là rất cần thiết để đạt được hiệu quả kinh doanh.
Nhận các thiết bị chuyển giao đã khấu hao hết giá trị
Hiện nay, việc tiếp nhận đầu tư thông qua chuyển giao công nghệ nước ngoài đã và đang rất phổ biến. Có ưu điểm về công suất, động điện và chất lượng, vì thế các máy móc công nghệ nước ngoài khi được chuyển giao cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể mang lại nhiều lợi ích về vốn đầu tư, chi phí, hiệu quả sản xuất và đặc biệt điều này sẽ mở rộng cơ hội để hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế.
Tuy vậy, trên thực tế bộ phận đánh giá kiểm định tài sản ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và sai sót, có thể đánh giá không chính xác các máy móc, thiết bị được chuyển giao, gây ra tình trạng nhận về các trang thiết bị đã khấu hao hết, các trang thiết bị này hoạt động ngắt quãng hoặc dễ bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề chi phí, vốn đầu tư và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đầu tư thiếu đồng bộ
Một số doanh nghiệp do có điều kiện tài chính còn hạn chế, không thể đầu tư đồng bộ hàng loạt máy móc, thiết bị cùng lúc dẫn đến tình trạng máy móc thay thế, chắp vá phụ tùng. Đầu tư thiết đồng bộ làm tiêu hao nhiên vật liệu nhiều hơn so với thông thường, đồng thời làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Mặt khác, không đồng bộ trang thiết bị máy móc cũng là nguyên nhân chính cho việc thời gian ngừng hoạt động tăng cao, chất lượng sản phẩm thấp, gây sức ép đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó dẫn đến phá sản. Với những bất lợi đó, doanh nghiệp cần có biện pháp thay mới dần các thiết bị, đồng thời xây dựng kế hoạch bảo trì nâng cấp các thiết bị, máy móc.
Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật còn hạn chế
Để sử dụng hiệu quả các thiết bị, máy móc, doanh nghiệp cần có một đội ngũ có kinh nghiệm chuyên môn liên quan vì máy móc suy cho cùng vẫn không thể thay thế 100% con người, đặc biệt ở nước ta trình độ kỹ thuật vẫn chưa được hoàn thiện, do đó hoạt động của các trang thiết bị máy móc vẫn phụ thuộc phần lớn vào con người.
Mặc ngày càng được chú trọng hơn, tuy nhiên đáng buồn là các đội ngũ chuyên viên kỹ thuật ở nước ta vẫn đang tồn đọng nhiều hạn chế. Việc các đội ngũ kỹ thuật chưa phát triển là trở ngại lớn của các doanh nghiệp khi tài sản, thiết bị gặp sự cố đột xuất. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất cần đẩy mạnh đào tạo để cải thiện chất lượng đội ngũ kỹ thuật và chú trọng công tác quản lý tài sản để lường trước các rủi ro tài sản có thể xảy ra.
Khó khăn trong việc lưu trữ thông tin
Khi các thiết bị đã quá cũ thì thông tin và dữ liệu trong thiết bị cũng thường bị thất lạc. Việc bị mất các tài liệu quan trọng đối với doanh nghiệp là một tổn thất lớn trong kinh doanh, khiến doanh nghiệp bị mất đi các cơ hội hợp tác với các đối tác trong tương lai.
Thường xuyên xảy ra sự cố bất thường
Vì các máy móc trong các doanh nghiệp hầu hết đều đã là máy cũ. Vì thế, gặp sự cố trong quá trình sản xuất là điều khó tránh khỏi, việc này làm gián đoạn trực tiếp quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Khó khăn trong thay thế phụ tùng
Nguyên nhân là vì sự đầu tư thiếu đồng bộ các thiết bị, sử dụng các thiết bị đã cũ, chắp vá dẫn đến khó khăn khi tìm các sản phẩm phụ tùng thay thế. Máy móc thiết bị được cấu tạo bởi các bộ phận đi cùng với nhau theo nguyên lý, nên việc tìm phụ tùng thay thế hết sức khó khăn, đặc biệt các dòng máy đã quá lạc hậu thì nhân viên kỹ thuật sẽ rất khó tìm được phụ tùng thay thế cho bộ phận đã hỏng hóc.
Tối ưu thiết bị với giải pháp Arcstone OEE
Để hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện thực trạng về máy móc thiết bị như hiện nay, Arcstone OEE là lựa chọn tối ưu nhất với 3 khả năng chính bao gồm: Tổng quan và cấu hình toàn bộ tài sản, tích hợp nhiều phần cứng, giám sát OEE so với mục tiêu, trực quan hóa và báo cáo dữ liệu theo thời gian thực
Arcstone OEE là giải pháp do Arcstone (Singapore) nghiên cứu và phát triển. Với nhiều năm kinh nghiệm, Arcstone OEE đã triển khai thành công cho nhiều doanh nghiệp sản xuất. Phần mềm Arcstone OEE mang đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc về mọi hoạt động sản xuất của thiết bị, chất lượng và thời gian ngừng hoạt động của máy, các thông tin, dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực…Từ đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng phát hiện ra các sai sót tiềm ẩn, lập kế hoạch bảo trì phù hợp, hoặc dự đoán bảo trì để đảm bảo quy trình vận hành nhà máy trơn tru, tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng tốt. Arcstone OEE tối ưu giám sát thiết bị máy móc, giúp tránh những tổn thất lớn và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí vận hành. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp cải thiện chỉ số OEE và năng lực sản xuất, từ đó tạo lợi thế lớn trên thị trường.